Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

7 Công cụ cơ bản quản trị chất lượng


7  Công cụ cơ bản (7 QC Tools):

7  công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản ( 7 Basic Quality Control Tools – 7 QC Tools) được xem là những hành trang không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu “Chất lượng toàn diện”, mang lại sự hài lòng cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Ishikawa, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về quản lý chất lượng đã nhận định rằng, 95% các vấn đề trong doanh nghiệp sẽ chủ động hơn, hiệu quả hơn trong công việc nhận diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; các nguyên nhân gây ra lỗi sản phầm; các cơ hội cải tiến…), xác định được đâu là nguyên nhân gốc của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên vấn đề cần giải quyết để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Untitled3 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng

1, Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệu khác, do đó đây bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các công cụ khác.
image002 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng
2. Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để minh họa các hiện tượng và nguyên nhân, nhóm lại các dạng như là các khuyết tật, tái sản xuất, sửa chữa, khiếu nại, tai nạn và hỏng hóc. Các đường gấp khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích luỹ.
pareto 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng
3. Biểu đồ nhân quả (Ishikawa diagram)́ : chỉ mối liên hệ giữa các đặc tính mục tiêu và các yếu tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến các đặc tính, biểu diễn bằng hình vẽ giống xương cá.
nguyen nhan ket qua 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng
4. Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao.
histogram 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng
5. Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử dụng để xác định xem qúa trình có bình thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình. Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc
kiem soat 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng
6. Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)́ : Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong phân tích bằng số. Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số.
scarter 7 QC TOOLS   7 công cụ cơ bản kiểm soát chất lượng
7. Biểu đồ phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để tìm ra nguyên nhân của khuyết tật.

II. Tại sao cần áp dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng?

  • Nâng cao uy tín
  • Chất lượng tốt hơn
  • Giảm chi phí liên quan đến chất lượng
  • Các mục tiêu chất lượng trở nên rõ ràng hơn
  • Giảm chi phí
  • Giảm thiểu các sự cố, hỏng hóc máy móc…
  • BẢY CÔNG CỤ QUẢN LÝ VÀ HOẠCH ĐỊNH
    (SEVEN MANAGEMENT AND PLANNING TOOLS -7 MP)
    1.GIỚI THIỆU:
    Bảy công cụ quản lý và hoạch định bao gồm:
    -        Biểu đồ quan hệ (Afinity diagram): Mục đích biểu đồ quan hệ nhằm thu thập và sắp xếp số lượng lớn các ý tưởng, quan điểm, suy nghĩ …về các vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc quá trình.
    -       Biểu đồ tương quan (Interrelationship diagraph): Mục đích biểu đồ tương quan nhằm tổ chức và xác định mối tương quan nhân quả (nguyên nhân-kết quả) của một vấn đề.Các kết quả từ biểu đồ quan hệ (Afinity diagram) là đầu vào của biểu đồ tương quan
    -        Biểu đồ cây (Tree Diagram): Mục đích biểu đồ cây xác định các hành động, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, cải tiến quá trình, cải tiến tính năng sản phẩm. Biểu đồ cây thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề và giải pháp/hành động.
    -       Biểu đồ ma trận ( Matrix Diagram):Mục đích biểu đồ ma trận nhằm xác định hành động cần thực hiện và người chịu trách nhiệm thực hiện. Có nhiều loại biểu đồ ma trận:
    *    Ma trận L:Biểu đồ mô tả mối tương quan giữa hai vấn đề/hai biến thể hiện dưới dạng cột/hàng.
    *    Ma trận T: Kết hợp hai ma trận L, được sử dụng để so sánh, nghiên cứu hai vấn đề/biến số liên quan vấn đề thứ ba/biến số thứ ba
    -     Biểu đồ Glyph ( GLYPH Diagram):Mục đích của biểu đồ Glyph nhằm đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu
    -     Biểu đồ quá trình ra quyết định (Process Decision Program Chart): Mục đích biểu đồ quá trình ra quyết định nhằm xây dựng kế hoạch ứng phó rủi ro/các tình huống không mong muốn khác. Phòng ngừa hoặc ứng phó các vấn đề tiềm ẩn trước khi xảy ra và phục hồi nhanh chóng khi vấn đề phát sinh.
    -       Biểu đồ mũi tên (Arrow Diagram):Biểu đồ mũi tên nhằm hoạch định các dự án phức tạp và cung cấp khung thời gian theo dõi tiến độ dự án
    LỢI ÍCH:
    Triết lý Deming và hệ thống quản lý chất lượng toàn diện-TQM có các mục tiêu chính như sau:
    1.  Tập trung đáp ứng và vượt quá mong đợi khách hàng;
    2.   Thiết lập giải pháp đáp ứng các yêu cầu khách hàng
    3.    Sử dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7 quality control tools) để hiểu các nhu cầu khách hàng và cải tiến quá trình, thu thập và sử dụng các dữ liệu;
    4.     Nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm thông qua việc xây dựng chính sách, cải tiến quá trình, và giải quyết vấn đề
    Bảy công cụ quản lý và hoạch định (7MP) kết hợp bảy công cụ kiểm soát chất lượng (7QC tools) nhằm đạt được hai mục tiêu cuối cùng.
    Bảy công cụ quản lý chất lượng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát sinh từ thực tế quản lý và các hoạt động nhóm (quá trình sáng tạo và quản lý dự án).Do vậy, người Nhật đã phát triển 7 công cụ quản lý và hoạch định.
     

14 điểm quản trị chất lượng của Edward Deming




14 điểm quản trị chất lượng của Edward Deming

1.     Kiên định với mục tiêu cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Create constancy of purpose for improvement of product and service (Organizations must allocate resources for long-term planning, research, and education, and for the constant improvement of the design of their products and services)
2.     Chấp nhận cái mới. Adopt the new philosophy (government regulations representing obstacles must be removed, transformation of companies is needed)
3.     Chấm dứt ngay sự lệ thuộc vào việc kiểm tra mang tính phong trào. Cease dependence on mass inspections (quality must be designed and built into the processes, preventing defects rather than attempting to detect and fix them after they have occurred)
4.     Ngừng ngay việc lựa chọn các bên cung ứng trên cơ sở giá hời. End the practice of awarding business on the basis of price tags alone (organizations should establish long-term relationships with [single] suppliers)
5.     Thường xuyên và liên tục cải tiến hệ thống sản xuất và dịch vụ. Improve constantly and forever the system of production and service (management and employees must search continuously for ways to improve quality and productivity)
6.     Thực hành đào tạo về nghề nghiệp. Institute training (training at all levels is a necessity, not optional)
7.     Khẳng định vai trò của lãnh đạo cao cấp. Adopt and institute leadership (managers should lead, not supervise)
8.     Không e ngại trong việc bày tỏ ý kiến, quan điểm. Drive out fear (make employees feel secure enough to express ideas and ask questions)
9.     Tháo gỡ các hàng rào ngăn cách giữa các bộ phận. Break down barriers between staff areas (working in teams will solve many problems and will improve quality and productivity)
10.                        Hạn chế các khẩu hiệu, lời hô hào suông, thúc đẩy công nhân làm việc mà không cung cấp các phương pháp cho họ. Eliminate slogans, exhortations, and targets for the work force (problems with quality and productivity are caused by the system, not by individuals. Posters and slogans generate frustration and resentment)
11.                        Hạn chế các định mức công việc theo chỉ tiêu số lượng. Eliminate numerical quotas for the work force and numerical goals for people in management (in order to meet quotas, people will produce defective products and reports)
12.                        Xóa bỏ sự cách biệt để người công nhân có quyền tự hào về công việc. Remove barriers that rob people of pride of workmanship (individual performance reviews are a great barrier to pride of achievement)
13.                        Thực hiện một chương trình rộng rãi về đào tạo và sự hoàn thiện. Encourage education and self-improvement for everyone (continuous learning for everyone)
14.                        Mọi người trong công ty phải luôn luôn phấn đấu để theo kịp các biến đổi. Take action to accomplish the transformation (commitment on the part of both [top] management and employees is required).