Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Định giá thương hiệu



See more: Các bước tiến hành của phương pháp so sánh trực tiếp Ưu, nhược điểm của phương pháp thặng dư Ưu, nhược điểm của phương pháp lợi nhuận Phương pháp chi phí giảm giá (Các bước tiến hành, Ưu nhược điểm, Cách xác định chi phí) Phân tích cơ cấu vốn đầu tư Bài tập xác định quy mô đầu tư tối ưu Phương pháp phi đơn vị trong lựa chọn phương án đầu tư Phân tích sau thuế Bài tập định giá tài sản đầu tư 1 Bài tập định giá tài sản đầu tư 2 Định giá thương hiệu Bài tập: Đánh giá tác động của đầu tư đến nền kinh tế



Định giá thương hiệu

ĐỊNH GIÁ TRONG ĐẦU TƯ

ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

Khi định giá thương hiệu, DN cần xem xét 5 bước sau:
Phân khúc thị trường: Khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng thường quan tâm đến thương hiệu, nhưng mức độ cụ thể thế nào thì còn phụ thuộc vào từng thị trường. Thương hiệu được định giá theo mỗi phân khúc và tổng giá trị của các phân khúc sẽ cấu thành tổng giá trị của thương hiệu.
Phân tích tài chính: Ở mỗi phân khúc, DN phải xác định và dự báo doanh thu lẫn thu nhập từ các tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu.
Phân tích nhu cầu: Chỉ số “vai trò của xây dựng thương hiệu” thể hiện phần trăm đóng góp của “thu nhập vô hình” có được nhờ thương hiệu. Thu nhập của thương hiệu bằng chỉ số “vai trò của xây dựng thương hiệu” nhân với “Thu nhập vô hình”.
Tiêu chuẩn cạnh tranh: Phân tích những thế mạnh và điểm yếu của thương hiệu nhằm xác định lãi suất khấu trừ thương hiệu, hình thành “Điểm số sức mạnh thương hiệu”. Để có được kết quả này, người ta kết hợp xem xét các tiêu chuẩn cạnh tranh và tập hợp kết quả đánh giá về thị trường của thương hiệu, mức độ ổn định, vị trí lãnh đạo, xu hướng phát triển, hỗ trợ và độ phủ thị trường...
Tính giá trị thương hiệu: Giá trị thương hiệu là giá trị hiện tại (NPV) của thu nhập dự đoán có được nhờ thương hiệu, bị khấu trừ bởi tỉ lệ khấu trừ thương hiệu. Kết quả NPV không chỉ rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của DN.
Về mặt kỹ thuật, có nhiều phương pháp định giá tài sản vô hình, trong đó có thể quy thành nhóm chính, gồm: tiếp cận thị trường, giá thành và lợi tức. DN cần có đội ngũ chuyên gia am hiểu các phương pháp này và biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn. Theo quy định của Bộ Tài chính trong Thông tư số 79/2002/TT-BTC, hai kỹ thuật định giá được phép áp dụng chính thức là tài sản ròng và dòng tiền chiết khấu (thuộc nhóm phương pháp định giá theo lợi tức). Đây cũng là những kỹ thuật định giá phổ biến nhất.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1. Khả năng sinh lợi của DN và xu thế tăng trưởng trong tương lai: đầu tư có nghĩa là mua tương lai và là hoạt động có tính rủi ro. Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà DN tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư. Nói cách khác, khi định giá trị tài sản DN để đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai.
Tuy nhiên, một trong những đặc tính khó đo lường và mô tả nhất của DN là khả năng sinh lợi. Tất nhiên, nhà đầu tư có thể đo lường khả năng sinh lời dựa trên số liệu kế toán trong quá khứ và hiện tại, nhưng rất nhiều cơ hội kinh doanh đòi hỏi việc hy sinh lợi nhuận hiện tại để nhận được mức lợi nhuận lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Mặt khác, sẽ là sai lầm nếu kết luận hai DN có mức lợi nhuận hiện tại bằng nhau sẽ có khả năng sinh lợi như nhau, nếu hoạt động của một DN có mức rủi ro cao hơn.
2. Tình hình tài chính: một DN có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác, nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn. Trái lại, những DN có tiềm lực tài chính yếu thường gắn với rủi ro cao, nhất là khi DN muốn mở rộng phát triển hoặc triển khai các dự án đầu tư. Nhà đầu tư trả giá thấp để có thể đạt được một tỷ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà họ có thể phái gánh chịu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân biệt rõ tình hình tài chính của DN mới thành lập khác biệt với DN đã hoạt động lâu năm.
3. Tài sản hữu hình và tài sản vô hình của DN: tài sản hữu hình của DN bao gồm cả nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ hiện đại hay lạc hậu….đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ hiện tại và tương lai, cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm của DN trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của DN và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.
Song song với tài sản hữu hình là tài sản vô hình. Thương hiệu, bản quyền, bí quyết kỹ thuật, uy tín….là những tài sản vô hình phổ biến của DN. Mặc dù là tài sản vô hình không có hình thái vật chất cụ thế như các trang thiết bị máy móc nhà xưởng khác của DN, nhưng nó lại rất có giá trị và có thể trở thành yếu tố quan trọng trong sự thành công hay thất bại của DN. Nếu như trước đây, tài sản hữu hình thường được coi là thước đo giá trị và tính cạnh tranh của DN trên thị trường thì hiện nay, cách hiểu này đã thay đổi đáng kể và tài sản vô hình đang dần trở thành yếu tố quyết định giá trị của DN.
4. Yếu tố con người: mặc dù, trong thời đại ngày nay, công nghệ đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong quản lý trên mọi phương diện. Tuy nhiên, công nghệ dù có hữu dụng đế mấy cũng không đem lại những biến đổi tích cực, nếu con người không sẵn sàng hoặc không có khả năng ứng dụng một cách hiệu quả. Con người chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị DN. Đặc biệt, các nhà quản trị DN trở thành một trong những yếu tố rất đáng quan tâm khi xem xét đầu tư vào một cổ phiếu của DN. Một ban lãnh đạo tài năng được xem như là xương sống của bất kỳ DN thành công nào. Lãnh đạo có tài có thế đưa DN vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu được xã hội ghi nhận và ngược lại. Thế nhưng, vẫn đề định giá ban lãnh đạo DN thật sự là việc làm rất khó, bởi có thế nói rằng, yếu tố con người, nhất là các vị trí quản trị cấp cao được xem là tài sản vô hình lớn nhất của DN, mà việc định giá tài sản vô hình là một việc làm không hề đơn giản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét