Ông Vương Đình Huệ bàn cách chọn đặc khu kinh tế
Đến nay ở Việt Nam
chưa có một đặc khu kinh tế nào đã được xây dựng theo đúng nghĩa.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Vương Đình Huệ cho biết tại hội thảo về phát triển đặt khu kinh tế diễn ra tại
Quảng Ninh hôm 20/3 vừa qua.
Chưa có nhà đầu tư chiến lược
Vneconomy đưa tin, phát biểu của
trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam cần xác định được những vị trí
có lợi thế địa kinh tế thuận lợi nhất để xây dựng các đặc khu nói trên.
Ngoài ba khu vực Vân Đồn (tỉnh
Quảng Ninh), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) đã
được lựa chọn, những địa điểm tiềm năng khác là Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu (hình thành tuyến phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam); Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (tuyến phát
triển phía Bắc); các tỉnh ven biển miền Trung (Phú Yên, Khánh Hòa, Bình
Định,...).
Khi đã xác định được "địa
điểm", theo ông Huệ, cần tìm kiếm, vận động các nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài có ảnh hưởng và sức mạnh tài chính, công nghệ bằng các phương cách phù
hợp.
Cụ thể, Việt Nam có thể thuê các
công ty tư vấn quốc tế chỉ dẫn cho các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế quốc tế
những địa điểm mà họ có thể đầu tư, kiếm lợi nhuận. Chính phủ cũng có thể trực
tiếp gặp gỡ và mời các nhà đầu tư chiến lược vào Việt Nam.
Trong khi đó, chính quyền các
địa phương, các bộ ngành có thể tìm kiếm, vận động các nhà đầu tư chiến lược
vào Việt Nam, khởi động cho quá trình tiếp cận tới cấp quyết định cao nhất.
Mặt khác, để phát triển các đặc
khu kinh tế, theo ông Huệ, cần xây dựng, ban hành các thể chế hành chính và
kinh tế của các đặc khu kinh tế cần phải hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức
cạnh tranh vượt trội với các đặc khu khác đã hình thành trên thế giới.
Đến nay, trên thế giới đã có hơn
3.500 khu kinh tế tự do tại 135 quốc gia. Ở Việt Nam, tại hội nghị Trung ương 4
khoá 8 (tháng 12/1997), ý tưởng xây dựng các khu kinh tế đã được đề xuất.
Tuy nhiên, mãi đến năm 2002, chủ
trương xây dựng thí điểm mô hình khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) mới được
quyết định, và đến nay đã có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích khoảng
54.000 ha.
Trưởng ban Kinh tế trung ương
cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển đặc khu kinh tế như thể chế cho các
khu kinh tế này tuy có vượt trội so với các khu công nghiệp, nhưng chỉ tập
trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thu đất... nên so với các khu kinh tế tự
do trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn nhiều bất cập, không đủ sức cạnh
tranh.
Mặt khác, cho đến nay hầu như
chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thực hiện đầu tư ở các khu kinh
tế này. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện các dự án đầu tư lớn nhưng ít
có dự án đầu tư với công nghệ hiện đại.
Bóc mẽ lý do đặc khu kinh tế thất
bại
Cũng tại hội thảo này, PGS TS
Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, đa số các đặc khu
kinh tế đều chưa thành công theo nghĩa kỳ vọng vào việc tạo ra những "bàn
đạp phát triển", những “tọa độ đột phá” mạnh cho hướng phát triển này,
thậm chí, có thể nói đến chữ “thất bại” trong nhiều trường hợp.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên, PGS TS Trần Đình Thiên chỉ rõ, vấn đề mấu chốt là việc xác lập một
lập trường, quan điểm rõ ràng về giá trị đột phá phát triển của loại hình kinh
tế này – phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại, là cách thức để tạo sức
mạnh đột phá quốc gia và lan tỏa Vùng để đưa cả nền kinh tế tiến vượt lên trên
cả trục công nghệ lẫn trục thể chế.
Chính sự không thống nhất tư duy phát triển (vẫn e dè, lo ngại tính cấp tiến, vượt trội thể chế, sợ “chệch hướng”, tính “kèn cựa” cục bộ địa phương, v.v.) đã cản trở ý tưởng mạnh bạo thử nghiệm.
Thứ hai, cách tiếp cận đổi mới chủ yếu “từ dưới lên” đã làm cho công cuộc đột phá bị cản trở nhiều bởi các quy trình phê duyệt, chấp thuận các đề xuất đổi mới do các cấp địa phương đề xuất, vốn là quy trình mang nặng tính bàn giấy, không gắn bó và cũng không phải chịu trách nhiệm lợi ích.
Chính sự không thống nhất tư duy phát triển (vẫn e dè, lo ngại tính cấp tiến, vượt trội thể chế, sợ “chệch hướng”, tính “kèn cựa” cục bộ địa phương, v.v.) đã cản trở ý tưởng mạnh bạo thử nghiệm.
Thứ hai, cách tiếp cận đổi mới chủ yếu “từ dưới lên” đã làm cho công cuộc đột phá bị cản trở nhiều bởi các quy trình phê duyệt, chấp thuận các đề xuất đổi mới do các cấp địa phương đề xuất, vốn là quy trình mang nặng tính bàn giấy, không gắn bó và cũng không phải chịu trách nhiệm lợi ích.
Các nhóm chuyên gia phê duyệt
thì thường thiếu năng lực chuyên môn cần thiết cũng như thiếu tầm nhìn chiến
lược.
Nguyên nhân thứ 3 của thất bại
đó là phát triển đột phá nói chung, đột phá “vùng” nói riêng bị xem nhẹ. Do đó,
không cho phép các địa phương mạnh dạn áp dụng hệ thống thể chế vượt trội để
tạo đột phá – trong đó nhấn mạnh: hệ thống thể chế - chứ không phải từng thể
chế, chính sách cụ thể, riêng biệt.
PGS TS Trần Đình Thiên cũng chỉ
ra rằng, Việt Nam không chú trọng tạo điều kiện bảo đảm dài hạn cho sự phát
triển vượt trội của Đặc khu, trong đó, các nhóm điều kiện quan trọng nhất là hệ
thống doanh nghiệp bản địa đối ứng, nguồn nhân lực chất lượng và hệ thống kết
nối hạ tầng hiện đại.
Theo PGS TS Trần Đình Thiên, năm
2014 cũng như vài năm tới, chỉ cần mở được hai đặc khu cho hai vùng kinh tế
trọng điểm.
"Ở miền Bắc nên là đặc khu
Quảng Ninh - Hải Phòng. Với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên là Bà Rịa -
Vũng Tàu. Ý tưởng làm đặc khu Quảng Ninh đã có, nhưng sẽ tốt hơn nếu liên kết
được Hải Phòng và Quảng Ninh để làm một “vùng đặc khu”, PGS TS Trần Đình Thiên
nói.
Hà Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét