Ngân hàng Nhà nước đứng trước ma trận sở hữu chéo
(ĐVO)
– Sở hữu chéo đang khiến cho nền kinh tế bị bóp nghẹt bởi nợ xấu, vốn
ảo và hàng loạt hệ lụy khác, song Ngân hàng Nhà nước lại đang dùng chính
nó để giải quyết nó khiến giới chuyên môn lo ngại.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, dù chưa gọi đây là hiện tượng lũng đoạn nền kinh tế nhưng cũng có hơi hướng của việc lũng đoạn ngân hàng.
PV: - Tại Hội thảo
“Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo: Thực trạng và giải pháp cho thị
trường tài chính" được tổ chức sáng 31/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân
Thành có trình bày ma trận sở đầu tư, sở hữu chéo giữa các Tập đoàn Kinh
tế Nhà nước với hệ thống các ngân hàng thương mại. Ông có thể nói rõ
hơn về cách dùng vốn ngân sách của các Tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư
sang lĩnh vực ngân hàng tạo mối liên kết chéo để dễ dàng điều chỉnh các
dòng tài chính này?
TS. Lê Đăng Doanh: - Có
thể hiểu đây là việc dùng vốn không đúng mục tiêu. Các doanh nghiệp có
vốn đáng ra sẽ phải được dùng vào những nhiệm vụ mà nhà nước giao. Đằng
này họ lại đi đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, ngân hàng…
Bây giờ khi buộc phải yêu cầu thoái vốn thì lại lấy lý do là bán dưới giá thành sẽ lỗ nên chậm thoái vốn.
Trao đổi riêng với Đất Việt về việc có ý kiến cho rằng sở hữu chéo ở Việt Nam hiện nay đang 1 lợi, 10 hại thế nhưng nếu ra tay làm mạnh thì có thể dẫn đến nguy cơ sập hệ thống ngân hàng, nhưng chậm thì việc tái cơ cấu hệ thống coi như lỡ dở, ông Thành cho rằng đó là quan điểm riêng của các nhà quản lý nhà nước. Riêng ông Thành thì cho rằng vẫn có thể giải quyết được sở hữu chéo. Đương nhiên khi nói làm nhanh, từ từ hay làm ngay chỉ mang tính ước đoán định tính. "Nhưng hiện nay nói rằng cần lộ trình song thực ra lại không làm gì và khiến cho sở hữu chéo trở nên trầm trọng hơn. Đương nhiên là cần có một quá trình nhưng buộc phải làm. Về mặt chính sách quan điểm của tôi rất rõ ràng là giải quyết sở hữu chéo là một nội dung của tái cấu trúc. Thế nhưng cách làm hiện nay là dùng sở hữu chéo để tái cấu trúc là cách làm ngược và những nguy cơ của nó thì cũng đã được các chuyên gia nói rất rõ là sẽ gây ra nhiều rủi ro và vẫn tiềm ẩn", ông Thành nói. |
Do vậy đây chưa thể coi là lũng đoạn nền
kinh tế được. Tuy nhiên cũng phải nói rằng luật không cho phép nhưng
hiện tượng các “đại gia” lũng đoạn ngân hàng ai cũng biết song chưa có
giải pháp xử lý hữu hiệu.
PV: - Vậy với ma
trận này, theo ông, đây có phải là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát
vốn ngân sách, dẫn đến tình trạng trì trệ kém hiệu quả trong sản xuất và
dẫn thẳng đến bờ vực phá sản của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước? Ông
nghĩ sao về việc giám sát nguồn vốn ngân sách tại các Tập đoàn kinh tế
Nhà nước? Ma trận sở hữu chéo này có là nguyên nhân vô hiệu hóa việc
thanh tra, giám sát vốn?
TS. Lê Đăng Doanh: -
Tôi nghĩ rằng họ đầu tư như vậy sẽ không tập trung được vào nhiệm vụ
chính của họ và bây giờ đã quyết định là phải thoái vốn nhưng việc thoái
vốn hiện nay là quá chậm.
PV: - Theo
nhận định của các chuyên gia, sở hữu chéo ở Việt Nam hiện nay đang 1
lợi, 10 hại thế nhưng nếu ra tay làm mạnh thì có thể dẫn đến nguy cơ sập
hệ thống ngân hàng, nhưng chậm thì việc tái cơ cấu hệ thống coi như lỡ
dở. Ông nghĩ sao về nhận định này?
TS. Lê Đăng Doanh: - Tôi nghĩ rằng không nên nghĩ những chuyện to tát như vậy bởi trên thực tế cần có một lộ trình để thực hiện.
Do vậy tôi nghĩ rằng ngân hàng nhà nước cần đưa ra lộ trình và tiến độ rõ ràng để giải quyết việc xóa sở hữu chéo này.
PV: - Thưa
Tiến sĩ, như ý kiến trong hội thảo việc Ngân hàng Nhà nước dùng sở hữu
chéo để xử lý 9 ngân hàng yếu kém là giải pháp có thể đem lại lợi ích
trước mắt nhưng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề trong tương lai. Xin ông
nói rõ hơn về vấn đề này?
TS. Lê Đăng Doanh: -
Đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Để cứu các ngân hàng yếu kém Ngân
hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng này sáp nhập lại tức là lại thêm sở
hữu chéo. Chuyện này có thể tạm thời chấp nhận.
Ở các nước khác người ta dùng vốn ngân
sách để cứu sau đó một thời gian ngân hàng này khỏe lên thì họ bán ra có
khi lại còn được lãi.
Nhưng ở đây trong trường hợp này thì ngân sách không mất đồng nào cả cho nên buộc ngân hàng nhà nước phải dùng như vậy thôi.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Bích Ngọc (Thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét